top of page

Sợi bã nhờn không phải là mụn, xin hãy để bạn ấy yên!!!

Đã cập nhật: 16 thg 11, 2023

Những hiểu lầm về sợi bã nhờn và cách xử lý ôn hoà cho làn da


CÂU CHUYỆN NGÔI NHÀ

Trước hết, vì sao mọi người lại dễ nhầm lẫn 2 tình huống này với nhau? Chắc chắn là vì nhìn nó hơi giống nhau, đều là cái đốm gì đấy hơi nâu nâu, xám xám, đen đen, liên quan đến hệ thống dầu nhờn trên da, rồi thì nặn nó cũng ra (đi lấy mụn người ta cũng hay “vợt” một mớ sợi bã nhờn ra rồi bảo mụn nhiều quá). Nhưng sự khác nhau của nó lại đến từ bản chất kia. Giờ Vy đưa ra một ví dụ tương đối nhé.


Hãy tưởng tượng làn da bạn là một ngôi nhà, sợi bã nhờn là hệ thống ống nước vắt lên từ lỗ chân lông, có nhiệm vụ dẫn nước để cung cấp cho ngôi nhà của bạn. Vậy thì mụn (kể cả đầu đen, đầu trắng) ở đây chính là hiện tượng tắc nghẽn ống dẫn nước, khiến đường ống chỗ đó bị tắc, tích tụ rác, vi khuẩn,... Vậy thì chúng ta kết luận được những điều gì ở đây:

- Đường ống là điều hiển nhiên cần thiết phải có của ngôi nhà, muốn không có cũng không được, mà một ngôi nhà thông minh khi bị mất đường ống cũng sẽ phải tìm cách sửa lại lắp đặt thay thế lại. - Bị tắc đường ống mới là vấn đề, vấn đề đó cần được xử lý.


Câu chuyện tiếp tục, tuy đường ống là hiển nhiên đấy, nhưng bạn lại thấy nó quá đỗi xấu xí, dẫn qua dẫn lại xấu mất ngôi nhà, thì để khắc phục chuyện này chúng ta chỉ có thể thay đổi kích thước đường ống, ống nhỏ lại thì đỡ lộ mà thôi, mà ống nhỏ thì cái lỗ (lỗ chân lông) phải nhỏ - hiển nhiên hen. Mà rõ ràng là tiết diện ống phụ thuộc vào nhu cầu nước của ngôi nhà, nhà đủ nước rồi thì sẽ ít cần cung cấp thêm, nhà thiếu nước thì phải cần lượng nước vào lớn. (Nước ở trong ví dụ này chính là hình ảnh tượng trưng cho lớp lipid giữ ẩm của da)


Bingooo - Chính là nó! Sợi bã nhờn (sebaceous filament) giống như một sợi chỉ trong da của bạn, dẫn bã nhờn (sebum) từ tuyến bã nhờn (sebaceous gland) đến bề mặt da để giữ ẩm bề mặt. Như cái tên của nó có từ bã nhờn (sebaceous) - nó thuộc về tuyến bã nhờn (sebaceous gland), là một phần của cơ thể, chứ không phải “mụn bã nhờn” hay là một loại “Acne” nào đấy.

Ai ai cũng phải có sợi bã nhờn, khác nhau là sợi nào to sợi nào nhỏ mà thôi. Khi một làn da đủ ẩm (nhà đủ nước) thì không cần đường ống phải to, tự nó sẽ nhỏ lại cho phù hợp. Hoặc trường hợp mang tính “bẩm sinh” hơn thì nó thường có kích thước lớn đối với những người có loại da dầu hay lỗ chân lông to. Lỗ chân lông to hay nhỏ thì lại phụ thuộc vào một số yếu tố như: tuổi tác, gene, có nang lông lớn hơn, hay tiếp xúc ánh nắng nhiều (Roh, M., Han, M., Kim, D. and Chung, K. (2006), Sebum output as a factor contributing to the size of facial pores. British Journal of Dermatology, 155: 890-894. https://doi.org/10.1111/j.1365-2133.2006.07465.x).




"Sợi bã nhờn không phải làm mụn, xin hãy để bạn ấy yên!!!"

CÁCH XỬ LÝ


Hiểu được bản chất rồi thì chúng ta hẳn cũng mường tượng ra cách giải quyết, thường là giải quyết về mặt thẩm mỹ, chứ sợi bã nhờn đóng vai trò quan trọng trong việc làm ẩm - giữ độ mềm mại cho da. Vậy làm thế nào giảm sợi bã nhờn, mà da vẫn khoẻ mạnh đủ ẩm một cách tự nhiên, chứ không phải là cố chấp nặn ra, lột tẩy, kiềm dầu như bôi mặt nạ đất sét, giấy thấm dầu, lấy tay nặn, hay peel? No! Vy hông làm vậy.


Đầu tiên chính là… kệ nó. Cố gắng hút, nặn, đẩy các sợi bã nhờn ra có thể làm tổn thương da và gây ra sẹo. Nó cũng có thể làm tổn thương và kéo giãn lỗ chân lông, khiến lỗ chân lông có vẻ to hơn. Và như chúng ta đã biết, đây là một phần hiển nhiên của cơ thể, bạn có lấy nó ra thì nó vẫn lại tiếp tục xuất hiện trở lại, thậm trí trở lại nhiều hơn.


Phân biệt với sợi bã nhờn có màu nhạt hơn (thường là màu cát, xám nhạt) thì mụn đầu đen có màu tối, gần như đen; khi nặn lên (không khuyến khích) thì sợi bã nhờn là một sợi dài như sợi tóc, còn mụn đầu đen đơn giản chỉ là một cục gắn trên đầu sợi bã nhờn

Mụn nói chung xuất hiện khi bã nhờn, tế bào da chết, vi khuẩn tích tụ quanh lỗ chân lông và tạo thành một nốt mụn. Nếu nốt mụn này được da bọc lại thì là mụn đầu trắng (whitehead), còn không được da bọc, phần mụn tiếp xúc với không khí, bị oxy hoá thành màu đen thì là mụn đầu đen (blackhead) – thế thôi ạ. Với cơ chế này, thì sợi bã nhờn hoàn toàn có thể trở thành mụn (đầu đen) nếu như bị tắc, như ví dụ đường ống tích nhiều rác thì bị tắc vậy.


Sau khi học được bài học chấp nhận, thì chúng ta sẽ nghĩ đến cách làm nó thẩm mỹ hơn: khiến da bạn đủ ẩm, thu nhỏ lỗ chân lông. Cái này thì đã nói quá nhiều rồi, quanh đi quẩn lại vẫn là giữ da sạch sẽ bằng sản phẩm rửa thích hợp (để không rửa trôi sạch yếu tố giữ ẩm tự nhiên, khiến da khô rồi tiết dầu bù), cấp đủ nước cho da, có lớp dưỡng ẩm thích hợp, khoá ẩm khi ở trong các môi trường có thể gây hút ẩm ngược, bù ẩm thường xuyên trong ngày bằng xịt khoáng hay tối ưu hơn là Facial Teflon Marine Mist (ủa alo, hình như chưa ra mắt nè ahihi ),…


Cái trên là biện pháp lâu dài, đi từ cốt lõi vấn đề, còn muốn xử lý nhanh hơn, tốc độ hơn thì có thể kết hợp thêm phương pháp xử lý ngọn như mặt nạ tái tạo (chết cha, em này hình như cũng chưa ra mắt chính thức mà sắp gòi, yên tâm yên tâm ). Em này thì có thể lấy đi một cách rất rất nhẹ nhàng các phần dầu dư, bã nhờn tích tụ, tế bào chết trên mặt nên giúp ích khá nhiều cho các vấn đề liên quan đến bã nhờn.


MỤN ĐẦU ĐEN?


Còn mụn đầu đen thì sao? Phân biệt với sợi bã nhờn có màu nhạt hơn (thường là màu cát, xám nhạt) thì mụn đầu đen có màu tối, gần như đen; khi nặn lên (không khuyến khích) thì sợi bã nhờn là một sợi dài như sợi tóc, còn mụn đầu đen đơn giản chỉ là một cục gắn trên đầu trợi bã nhờn đã bị nhiễm tạp linh bà tinh

Mụn nói chung xuất hiện khi bã nhờn, tế bào da chết, vi khuẩn tích tụ quanh lỗ chân lông và tạo thành một nốt mụn. Nếu nốt mụn này được da bọc lại thì là mụn đầu trắng (whitehead), còn không được da bọc, phần mụn tiếp xúc với không khí, bị oxy hoá thành màu đen thì là mụn đầu đen (blackhead) – thế thôi ạ. Với cơ chế này, thì sợi bã nhờn hoàn toàn có thể trở thành mụn (đầu đen) nếu như bị tắc, như ví dụ đường ống tích nhiều rác thì bị tắc vậy.



Vậy thì, túm lại Vy đã khẳng định trong ví dụ, sợi bã nhờn là đặc điểm tự nhiên – nên kệ nó; còn mụn (bất kể trắng hay đen) thì là vấn đề, và chúng ta nên xử lý nó. Còn cách xử lý mụn thì mụn đen hay trắng nó cũng như nhau, đây là một chủ đề lớn và cần phải thực hiện một chuỗi nguyên tắc chung từ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh, chăm sóc, cho đến các sản phẩm chuyên biệt. Để mất hẵn các loại mụn hoặc có xuất hiện thì da của chúng ta cũng mau mau tống tiễn vấn đề đi. - 𝑽𝒆̣̂ 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒔𝒂̣𝒄𝒉 𝒔𝒆̃. - 𝑪𝒂̂́𝒑 𝒂̂̉𝒎 𝒌𝒚̃ 𝒄𝒂̀𝒏𝒈. - 𝑳𝒂̂́𝒚 𝒕𝒆̂́ 𝒃𝒂̀𝒐 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒅𝒂 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒌𝒊̀ - 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒒𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒔𝒂̂𝒖 𝒉𝒐̛𝒏 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒄𝒐́ 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒉𝒐𝒂̣𝒕 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 đ𝒐̣̂, 𝒕𝒂̂𝒎 𝒕𝒓𝒂̣𝒏𝒈 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 đ𝒐̣̂ 𝒄𝒂̂𝒏 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈.


Chính là những lưu ý để giảm mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Cách xử lý về gốc gác là như nhau. Can thiệp theo kiểu nặn ra chỉ là biện pháp phụ không thực sự giải quyết được cái ngọn vấn đề, đôi khi còn làm tổn thương lỗ chân lông sâu gây mụn viêm lặp đi lặp lại hoài không dứt.


Cách để sợi bã nhờn giảm rõ của Vy:


- Siêng xông mặt bằng tía tô và chanh để thông thoáng lỗ chân lông. Xông mặt xong dùng tăm bông phẩy nhẹ bã nhờn trên vùng da cần xử lý. Lưu ý không nặn. Chỉ kéo nhẹ đủ để lấy bớt bã nhờ có trồi lên thôi.

- Sau đó đắp mask lười hay còn gọi là mask tái tạo (chưa ra mắt và đang tặng test nếu bạn mua bộ Green Ageing của M’). Để 20p và bôi dày ở vùng da cần xử lý.

- Dưỡng da đủ bước.

- Xịt Teflon.

- Bôi Gel Mụn thảo mộc Teaherb Clearing Gel qua đêm.


Lưu y không nên bôi gel mụn cả vùng má lớn, dễ bị mất ẩm không cần thiết. Má bị sợi bã nhờn với lỗ chân lông to thì dưỡng từ từ cũng sẽ đỡ. Nếu bạn gặp trường hợp phức tạp hơn, khó hiểu hơn, hay xử lý hoài không được thì chắc chắn nên gặp những người có chuyên môn để giúp bạn xử lý hen, đừng tự tiện thực hiện các biện pháp can thiệp lợi bất cập hại như nặn, hút, đắp,…vô tội vạ nhé!

46 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page