Bạn đã biết cách chống nắng vào ban ngày. Vậy còn ánh sáng xanh vào ban đêm thì sao?
Sử dụng điện thoại, máy vi tính, hay thậm chí là các bóng đèn bật sáng mỗi ngày trong văn phòng, nhà ở, trường học... cũng là nguyên nhân gây lão hoá da vô thức mà chúng ta chẳng thể đề phòng. Tại sao khi bôi các sản phẩm có khả năng gây kích ứng mạnh hoặc nhạy cảm với ánh sáng như Retinol chẳng hạn. Chúng ta thuờng được khuyên nên tắt đèn ngay, hạn chế sử dụng điện thoại di động sau khi bôi nếu không muốn phản tác dụng?
Đó là bởi vì ngoài UVA, UVB chúng ta còn bị tác động trực tiếp từ HEV tia sáng xanh. HEV thường không gây bỏng rát khó chịu ngay nên thường bị bỏ qua và không mấy ai chú ý. Vậy nên các làn da ít chăm dưỡng, chỉ bôi mỗi kem chống nắng vẫn bị các vấn đề sắc tố, sạm nám và lão hoá sớm như chùng nhão... lại càng ít ai ngờ đến nguyên nhân đến từ các thói quen rất thường nhật như chơi game, làm việc, lướt facebook...
Tia HEV (High Energy Visible) – Ánh sáng có thể nhìn thấy được có năng lượng cao; hay còn gọi là ÁNH SÁNG XANH có bước sóng trong khoảng 380-500nm. Tuy tia HEV này có năng lượng thấp hơn tia UV, gây ảnh hưởng không nghiêm trọng bằng UV nhưng thời gian chúng ta tiếp xúc với HEV là rất nhiều, do loại ánh sáng này xuất phát từ khắp nơi (nhiều nhất là mặt trời, còn lại là các nguồn nhân tạo như đèn huỳnh quang, đèn LED, màn hình máy tính, điện thoại,…); và tin buồn là bạn ấy còn đi sâu vào da hơn cả UVB, và ngang ngửa UVA – có thể làm tổn thương mọi lớp da!
Với UVA hay UVB, dù chúng nguy hiểm nhưng cũng không còn là vấn đề khi trời tối, còn mối đe dọa từ ánh sáng xanh vẫn không dừng lại khi mặt trời đã lặn. Quả thực là các nguồn phát ánh sáng xanh nhân tạo phát ra chỉ bằng một phần nhỏ so với ánh sáng mặt trời, nhưng thói quen sinh hoạt hiện đại ngày nay khiến chúng ta sử dụng các thiết bị phát ra nguồn ánh sáng này ngày càng nhiều, từ đó dấy lên những lo ngại về tác động lâu dài của ánh sáng xanh lên cơ thể, cụ thể trong bài viết này là da chúng ta.
Về tác hại đến sức khỏe, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng xanh có ảnh hưởng không tốt đến mắt nếu tiếp xúc trong thời gian dài cũng như tác động mạnh đến giấc ngủ của chúng ta. Và chúng ta cũng quá hiểu tác hại của một giấc ngủ thiếu chất lượng đến da. Còn riêng về tác động trực tiếp đến da thì thế nào? Cho đến nay thì khá nhiều nguồn tin đã nêu ra những tác hại của ánh sáng xanh đến da, đa phần là các dấu hiệu lão hoá. Thực ra thì còn khá khan hiếm các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác động rõ ràng của ánh sáng xanh đến quá trình lão hoá, thậm chí là sử dụng ánh sáng nhìn thấy phổ rộng chứ không riêng gì ánh sáng xanh. Nhưng nó vẫn là những nghiên cứu rất đáng tin cậy và ở thời điểm công bố thì nó cũng khiến chúng ta giật mình trước nguồn ánh sáng ta tiếp xúc hàng ngày tưởng chừng như vô hại.
Từ năm 2012, Frank Liebel và cộng sự đã chiếu xạ tương đương ánh sáng nhìn thấy lên da người đã thấy kết quả tạo thành ROS (Reactive oxygen species), cytokine tiền viêm và biểu hiện ma trận metalloproteinase (MMP)-1. Toàn những cái tên đình đám trong làng gây lão hoá da. Trong nghiên cứu này họ cũng phát hiện các kem chống nắng thông thường có rất ít khả năng giảm ROS sinh ra do ánh sáng khả kiến, để khắc phục phần nào hậu quả do ROS này gây ra thì cần kết hợp thêm các chất chống oxy hoá (1).
Nghiên cứu của nhóm Yuya Nakashima và cộng sự vào năm 2017 cũng cho thấy ánh sáng xanh cũng tạo ra ROS khi tiếp xúc với da, gây stress oxy hóa trong ty thể (2). Mà như chúng ta đã biết, stress oxy hóa gây ra nhiều tác dụng sinh học bất lợi khác nhau, bao gồm sự suy yếu của hàng rào biểu bì, tăng sắc tố và tổn thương chất nền ngoại bào dẫn đến lão hóa nhanh hơn. Ở mức độ sâu hơn, stress oxy hóa do ánh sáng xanh gây ra đã được chứng minh là có thể kích hoạt một quá trình được gọi là quá trình cacbonyl hóa protein. Các protein cacbonyl hóa trong da mất khả năng hoạt động bình thường. Trước đó, một nghiên cứu vào năm 2015 cũng đã chứng minh ánh sáng khả kiến có khả năng làm tăng sắc tố da (3).
Từ trước đến nay, trên thế giới, mọi người vẫn luôn tập trung vào tia UV như là một nguồn gây hại chính cho da. Tuy nhiên, ở M’ vẫn luôn tin rằng cần có một sự bảo vệ rộng hơn nữa để bảo vệ da một cách toàn diện. Kem chống nắng chuyên dụng chỉ có chỉ số SPF/PA vậy làm sao chúng ta chống ánh sáng xanh? Thật may vì M'lalin đã đặt ra câu hỏi này từ nhiều năm về trước, kể cả là lúc nghiên cứu các loại kem dưỡng lâu nay. Sau đó đột phá hơn khi ra mắt M.O.M.
Nếu bạn cũng đang nghĩ như M’ và đã thủ sẵn KEM ANH THẢO ĐÊM, serum M.O.M, serum ReBeauty, Kem dưỡng M.E… ở đâu đó tại nhà thì xin chúc mừng, các công thức này sẽ giúp bạn đối phó với ÁNH SÁNG XANH nhờ vào những thành phần antioxidant hữu hiệu.
Theo nhiều nghiên cứu, bí mật chống ÁNH SÁNG XANH phần lớn là nằm ở khả năng chống oxy hóa - đây được xem như “tấm khiên” lợi hại nhất có thể chống lại ánh nắng và HEV. Ngoài việc sử dụng một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa thì với mức độ thâm nhập sâu rộng của HEV, đòi hỏi kem dưỡng da hoặc serum của bạn phải có những hoạt chất mạnh hơn như vitamin nhóm B, C, E, Astaxanthin, Hibiscus Extract… và đặc biệt là chiết xuất từ loài tảo Scenedesmus rubescens thì M’ mới tự tin khuyên dùng vào mỗi buổi tối được.
Scenedesmus rubescens là một loài tảo lục nước ngọt thuộc chi Secendesmus. Loài tảo lục này đã phát triển một hệ thống bảo vệ độc đáo chống lại tia UV và ánh sáng xanh gây ra stress oxy hoá. Vào năm 2017 và 2018, các nhà khoa học từ nhà cung cấp của M’ đã bắt đầu công bố những nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả bảo vệ da trước ánh sáng xanh cũng như cả UV từ loại chiết xuất của Scenedesmus rubescens. Các thử nghiệm in vitro với chiết xuất Scenedesmus rubescens cho thấy nó kích thích khả năng phục hồi của chính làn da thông qua việc cải thiện khả năng tồn tại và tái tạo nguyên bào sợi sau áp lực tia cực tím và ánh sáng xanh, đồng thời tăng tổng mức collagen. Các nghiên cứu Ex vivo đã xác nhận sự gia tăng collagen III và cho thấy số lượng tế bào cháy nắng giảm sau khi tiếp xúc với bức xạ UVB. Các thử nghiệm đặc biệt về ánh sáng xanh đã được phát triển, trong đó tác động của ánh sáng xanh lên ROS và các peptit cacbonyl hóa đã được đánh giá. Stress oxy hóa kích hoạt quá trình cacbonyl hóa protein. Các protein cacbonyl hóa bị mất chức năng và được coi là một yếu tố góp phần đáng kể vào quá trình lão hóa da (4), (5).
Để củng cố hơn khả năng bảo vệ da trước ánh sáng xanh của Scenedesmus rebescens, nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Remo Campiche tiếp tục thực hiện và công bố các nghiên cứu in vivo vào năm 2019 và 2020 trên tạp chí International Journal of Cosmetic Science (6), (7).
Các nghiên cứu chứng minh khả năng ngăn chặn chứng tăng sắc tố và đỏ da sau khi tiếp xúc với ánh sáng xanh của Scenedesmus rubescens cũng như Vitamin B3 trong thời gian ngắn. Tóm lại, với thành phần độc đáo gồm các amino acid, vitamin B3, saccharide từ tảo và khoáng chất (Kẽm) thì chiết xuất từ Scenedesmus rubescens giúp giảm chứng tăng sắc tố và mẩn đỏ do ánh sáng xanh gây ra; giảm stress oxy hoá và carbonyl hoá protein; phục hồi và tăng cường tổng hợp collagen III. Cho đến thời điểm hiện tại, hoạt chất này đã nằm yên vị trong M.O.M và kem dưỡng M.E ra mắt chính thức từ năm 2021.
Trong các nghiên cứu đã đề cập ở trên thì các nhà khoa học cũng đã thấy rằng khi ánh sáng xanh tiếp xúc với da, chúng sẽ phá huỷ Beta-Carotene. Và để ngăn chặn điều này, ngoài chiết xuất từ Scenedesmus rubescens thì các loại vitamin như B3, B6 hay E cũng có khả năng hỗ trợ làn da chúng ta phòng thủ trước HEV. May thay, những em vitamin này cũng đã có trong các sản phẩm Green Blooming từ lâu.
Khi ÁNH SÁNG XANH chiếu vào da, một loạt hoạt động tổn thương diễn ra ngay lập tức khi các photon ánh sáng tương tác trực tiếp với từng tế bào một. Nếu bạn để phản ứng này diễn ra 1 cách quá thường xuyên sẽ gây ra các phản ứng viêm (thậm chí trong võng mạc). Vì vậy những hoạt chất như Vitamin E có thể hấp thụ phần nào bức xạ này và tạo ra 1 môi trường kháng viêm nhằm làm ngăn chặn tổn thương nhiều nhất có thể. Jojoba, Tử thảo, Anh thảo, Cám gạo đều là những loại dầu thực vật giàu tocopherols (Vitamin E) nhất, trong đó Vitamin E trong Jojoba ở cả 3 dạng alpha, delta và gamma, giúp ức chế quá trình oxy hóa, thu nhận các gốc tự do cực kỳ hiệu quả. Cũng không quá khó để tìm các bài báo khoa học chứng minh được khả năng kháng khuẩn và giúp mau lành vết thương của Jojoba. Đó là lý do kem dưỡng nào của nhà M’ cũng có 1 lượng kha khá thành phần kỳ diệu này.
Bên cạnh đó, C và E như đôi bạn cùng tiến vậy, khó có thể có 1 thực phẩm chức năng, thuốc bổ hoặc kem dưỡng giúp bạn đối phó được với ánh sáng xanh lại thiếu 2 loại vitamin thiết yếu này. Vitamin C luôn thuộc top nhóm chất giúp giảm sự hình thành melanin ( nguyên nhân gây sạm nám và tàn nhang) cũng như là 1 trong những chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất, làm chậm các dấu hiệu lão hoá nhờ giúp trung hòa các gốc tự do, làm sáng da và hoạt động như 1 tấm khiên vô hình loại bỏ các tác động xấu từ môi trường.
Vitamin C trong Kem Anh thảo hiện diện ở chiết xuất hoa bụp giấm - Hibiscus Extract, được chiết tách trực tiếp từ Phòng Lab M’lalin thay cho Ascorbic Acid tổng hợp để phù hợp được với những loại da đặc biệt nhạy cảm.
Chiết xuất rễ cam thảo - (Licorice) Root Extract, chứa lượng lớn Licochalcone A và Glycyrrhetinic Acid giúp chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ quá trình bảo vệ tế bào da dưới biểu bì dưới tác động của ánh sáng. Đồng thời là sự thay thế hoàn hảo cho những hoạt chất trắng da mạnh có rủi ro kích ứng cao khác. Cam thảo còn xuất hiện trong những sản phẩm khác tại M’ như Kem nghệ Hành tây, Sun FLotene...
Astaxanthin chiết xuất từ thực vật. Đây là 1 carotenoid tự nhiên chiết xuất từ vi tảo lục với khả năng chống lão hoá xịn sò ngang ngửa coQ10 nổi tiếng hay những thành phần quen thuộc như Vitamin C, E, Beta Carotene… Có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ nhưng Astaxanthin lại có kích thước tiểu phân rất nhỏ < 600 Dalton nên có thể dễ dàng thấm sâu vào cấu trúc tế bào, kích thích hàng rào bảo vệ da tự nhiên nhằm chống lại bức xạ từ ÁNH SÁNG XANH, cải thiện làn da một cách khỏe mạnh.
Còn rất nhiều “gương mặt” khác có thể đại diện để tuyên bố rằng: Anh Thảo, serum M.O.M hay M.E đều có thể bảo vệ da trước HEV. Nhưng M’ vẫn muốn bạn hiểu rằng mỗi một thành phần dù cơ bản hay cao cấp như thế nào đều có ý nghĩa riêng khi M’ xếp chúng vào routine dưỡng da.
Sản phẩm đó nên nằm ở bước nào, thời điểm nào là hiệu quả nhất; và hỗ trợ chống ÁNH SÁNG XANH cũng không phải là công dụng duy nhất. Vẫn là quan điểm, M’lalin nghiên cứu full bước dưỡng da và cung cấp đủ kiến thức về dưỡng da và phương pháp sống để đẹp từ trong ra ngoài. Vậy nên bài viết này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dưỡng da kể cả sáng và tối.
Bạn tham khảo thêm cách hạn chế ánh sáng xanh ở đây nhé:
• Tránh nhìn vào màn hình sáng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
• Nếu bạn làm việc vào ca tối hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện tử vào ban đêm, nên mang một cặp kính hấp thụ ÁNH SÁNG XANH hoặc cài đặt các ứng dụng có khả năng lọc các ánh sáng bước sóng xanh và lục hay mở chế độ “night mode” trên điện thoại của bạn.
• Sử dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên vào ban ngày giúp bạn dễ ngủ vào buổi tối.
• Đeo kính râm lớn, kiểu bao quanh với thấu kính tối màu có chỉ số UV, vì phần ánh sáng xanh của quang phổ nhìn thấy được cũng có thể gây hại cho mắt của bạn.
ẢNH: Đầu tư kính mắt với các lớp phủ giúp tăng độ cứng, ít bám bẩn, có khả năng chống UV và ánh sáng xanh,…
Tài liệu tham khảo:
(1) Liebel F, Kaur S, Ruvolo E, Kollias N, Southall MD. Irradiation of skin with visible light induces reactive oxygen species and matrix-degrading enzymes. J Invest Dermatol. 2012 Jul;132(7):1901-7. doi: 10.1038/jid.2011.476. Epub 2012 Feb 9. PMID: 22318388.
(2) Nakashima Y, Ohta S, Wolf AM. Blue light-induced oxidative stress in live skin. Free Radic Biol Med. 2017 Jul;108:300-310. doi: 10.1016/j.freeradbiomed.2017.03.010. Epub 2017 Mar 15. PMID: 28315451.
(3) Randhawa M, Seo I, Liebel F, Southall MD, Kollias N, Ruvolo E. Visible Light Induces Melanogenesis in Human Skin through a Photoadaptive Response. PLoS One. 2015 Jun 29;10(6):e0130949. doi: 10.1371/journal.pone.0130949. PMID: 26121474; PMCID: PMC4488093.
(4) Campiche, Remo & Mendrok-Edinger, Ch & Gadsinski, K. & Janssen, A. & Schütz, Rolf & Rudolph, T. & Klock, J. & Vollhardt, Juergen. (2017). 652 Protection strategies to inhibit blue light irradiation effects in-vitro and in skin ex-vivo. Journal of Investigative Dermatology. 137. S304. 10.1016/j.jid.2017.07.328.
(5) Campiche, Remo & Sandau, Petra & Kurth, Elke & Massironi, Marco & Imfeld, Dominik & Schütz, Rolf. (2018). Protective effects of an extract of the freshwater microalga Scenedesmus rubescens on UV-irradiated skin cells. International Journal of Cosmetic Science. 40. 10.1111/ics.12450.
(6) Campiche, Remo & Curpen, J. & Baraibar, M. & Gougeon, Sarah & Gempeler, M. & Schütz, Rolf. (2019). 555 Blue light induced cutaneous signs of photo-aging and protection of the visible effects. Journal of Investigative Dermatology. 139. S310. 10.1016/j.jid.2019.07.470.
(7) Campiche, Remo & Seerooven, Curpen & Lutchmanen‐Kolanthan, Vimi & Gougeon, Sarah & Cherel, Marie & Laurent, Guillaume & Gempeler, Mathias & Schütz, Rolf. (2020). Pigmentation effects of blue light irradiation on skin and how to protect against them. International Journal of Cosmetic Science. 42. 10.1111/ics.12637.
Comentarios