top of page

AS ALWAYS I'M STILL AN ARTIST

Đã cập nhật: 21 thg 9, 2023

Vy đã vẽ ra M’Lalin như thế nào?


M’Lalin được vẽ ra ư? Đúng vậy. Nếu để so sánh, thì M’Lalin giống như một bộ sưu tập tranh của Vy vậy. Với một hình dung như vậy, sẽ dễ dàng lý giải vì sao một cô gái là kiến trúc sư lại có thể rẽ hướng chuyển sang một formulator như bây giờ. Một formulator và một hoạ sĩ giống nhau một cách đáng ngạc nhiên đấy!


“Nói một cách nghệ sĩ nhất, thì một ngày kia nếu Vy có ra đi rồi M’ mới được xã hội và thế giới công nhận, giống như Vincent Vangogh mất rồi các bức hoạ mới vang rền thế giới, thì Vy vẫn hài lòng vô cùng chẳng có gì tiếc nuối oán than. Vy đã sẵn sàng cống hiến tận lực bản thân cho Nghệ thuật Formulator cho tới hơi thở cuối cùng, mà một người nghệ sĩ, chỉ cần sống hết mình vì nghệ thuật đã là niềm hạnh phúc vô biên!”.


Formulator - Hoạ sĩ


Nghe qua thì tưởng chừng 2 con người này không chút gì liên quan đến nhau – một bên khiến chúng ta nghĩ đến khoa học, và một bên khiến chúng ta nghĩ đến nghệ thuật. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng các hoạ sĩ, đặc biệt là những hoạ sĩ nổi tiếng không biết gì về khoa học, hay những formulator không có khả năng sáng tạo đáng nể thì bạn đã nhầm, thậm chí là nhầm to đấy. Albert Einstein đã từng nói rằng nghệ thuật và khoa học là những nhánh của cùng một thân cây. Thậm chí ông ấy đã nói: “Imagination is more important than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world.”


Vậy đã có những ai vừa là nhà khoa học, vừa là nghệ sĩ nổi tiếng? Có lẽ chúng ta nên quay ngược về thời kỳ Phục hưng một chút – thời điểm mà các nhà bác học nắm bắt được vẻ đẹp từ những khám phá khoa học của họ và biến nó thành nghệ thuật. Một bức khắc gỗ tê giác của Albrecht Dürer vẫn là hình ảnh khoa học “chính thức” của loài vật này cho đến tận những năm 1700. Hay các tác phẩm về bán cầu hay bầu trời của ông giúp hình dung rõ ràng về vũ trụ, Trái đất. Sau đó thì có Maria Sibylla Merian nổi tiếng với những bức vẽ đề động thực vật – đến mức nhiều người chế giễu là tưởng tượng thì sau này đã được chứng minh là những sự kiện thiên nhiên chính xác. Ngôn ngữ khoa học của Gelileo Gelilei còn được đưa vào cả sách giáo khoa văn học hay âm nhạc của Bach còn được mô tả bằng hàm toán học bởi tính đối xứng, lặp lại và cấu trúc phức tạp. Nếu cần thêm những cái tên, thì chúng ta có thể liệt kê cả ngày, như: Samuel Morse, Santiago Ramón y Cajal, John James Audubon, Alfred L. Copley, Rafael Lozano-Hemmer, Anna Atkins,… và một cái tên có lẽ ai cũng biết: Leonardo da Vinci.


Một người làm nghệ thuật cần có một tư duy khoa học để suy nghĩ, sáng tạo và thể hiện tác phẩm của mình; còn một người làm khoa học cũng cần có một tư duy nghệ thuật để mô tả suy nghĩ, nghiên cứu của mình, đặc biệt là nếu thiếu đi khả năng sáng tạo thì nhà khoa học đó mãi chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức và rập khuôn ra thành quả mà thôi. Chính sự khoa học trong việc sáng tác nghệ thuật và sự sáng tạo nghệ thuật trong nghiên cứu khoa học mới làm cho người nghệ sĩ/nhà khoa học đó trở nên khác biệt và ưu tú.





Một formulator như Vy, việc đi học, trau đồi kiến thức cũng như người hoạ sĩ đi học vẽ để có được những kỹ năng căn bản vậy. Chúng ta không thể vẽ nên một bức tranh chỉ bằng cách trét màu một cách vô thức lên giấy, và những formulator không thể tạo nên sản phẩm chỉ bằng cách trộn tất cả những thành phần lại với nhau chỉ dựa trên tác dụng của mỗi loại. Mỹ phẩm không đơn giản là thấy cái gì tốt đều cho vô sản phẩm thì sẽ có sản phẩm tốt. Và một tác phẩm nghệ thuật đẹp không chỉ đơn giản là lấy cọ xịn chấm lên màu tốt rồi quẹt lên giấy đẹp mà ra được vậy.


Sau khi học xong nền tảng thì cũng không ngừng tiếp cận thêm kiến thức mới như hoạ sĩ trau dồi phong cách, cập nhật xu hướng. Mỗi hoạ sĩ thường đi theo một phong cách nhất định, đối với formulator thì họ cũng có phong cách riêng – có người đi theo phong cách công nghiệp, có người theo phong cách thủ công, có người theo phong cách đơn giản (thuần oil, balm, soap,…),… thậm chí là trộn lẫn với nhau. Có những hoạ sĩ vẽ tranh theo ý thích, đam mê, hứng đâu vẽ đấy, thì cũng có những hoạ sĩ vẽ tranh theo đơn hàng, sản xuất số lượng lớn, áp dụng lên các sản phẩm thương mại. Tương tự, có những formulator chỉ làm theo ý thích, thậm chí là làm cho riêng bản thân họ thì cũng có những formulator làm việc trong những tập đoàn đa quốc gia, thiết kế những công thức để sản xuất số lượng đến hàng triệu sản phẩm. Đương nhiên, điều đó không thể hiện ai giỏi hơn ai hay ai cao cấp hơn ai, chỉ đơn giản là sở thích, là phong cách, là tư tưởng.


𝘾𝙝𝙪̉ đ𝙚̂̀ - 𝙔́ 𝙩𝙪̛𝙤̛̉𝙣𝙜


Một hoạ sỹ không có ý tưởng, thiếu sáng tạo thì mãi mãi chỉ đi theo cái bóng của người khác, thậm chí là chỉ chép tranh cho dù rõ ràng là kỹ năng họ tốt. Một formulator không có ý tưởng, thiếu sáng tạo thì cũng không hơn, họ chỉ có thể đi theo những gì đã được dạy, làm một công thức rập khuôn từ nhà cung cấp gợi ý, và thậm chí là “chép” công thức. M’Lalin những ngày đầu thành lập, có thể khi đó chưa có các sản phẩm phức tạp hoặc sử dụng các thành phần hoạt tính công nghệ cao nhưng chắc chắn rằng có những sản phẩm độc đáo, không đi theo những gì rập khuôn. Vy không chắc nó liệu có phải tốt nhất hay không, nhưng chắc chắn rằng nó mang lại bản sắc cho M’, cũng như thoả được mong muốn của cá nhân Vy.




Nguyên liệu - màu vẽ


Nguyên liệu mỹ phẩm cũng giống như màu vẽ của hoạ sĩ vậy, có tốt có xấu, có đắt có rẻ, có tự nhiên có tổng hợp. Hiển nhiên, một hoạ sĩ tài ba có thể vẽ nên một bức tranh đẹp dù màu vẽ họ dùng không phải là loại tốt nhất, nhưng để đảm bảo tác phẩm của mình đúng như mình mong muốn, mang lại hiệu quả thẩm mỹ thì vẫn nên dùng màu chất lượng tốt. Đối với ngành mỹ phẩm cũng vậy, nguyên liệu mỹ phẩm có thể lên đến hàng triệu loại, mỗi formulator lựa chọn dựa trên tác dụng, chi phí, định hướng. Về định hướng, có những formulator hướng thuần tự nhiên (all natural), có những người chấp nhận can thiệp của công nghệ cao, miễn là nguồn gốc tự nhiên (natural derived), hoặc có những người thích dùng đồ tổng hợp (synthetic) bởi độ ổn định và giá thành của nó,… Rõ ràng, ai cũng muốn những gì tốt nhất, nhưng chi phí là một rào cản lớn lao. Ở trong ngành mỹ phẩm, đâu phải chỉ có mình Vy biết đến những nguyên liệu cao cấp mà Vy đang dùng, nhiều người thừa biết chứ, thậm chí các nhà cung cấp còn đến tận nơi chào mời. Nhưng liệu bao nhiêu nhà sản xuất dám sử dụng toàn những nguyên liệu ngàn USD ném vào trong sản phẩm, khi mà họ còn biết bao chi phí phải lo toan như nhà xưởng, máy móc, lương bổng, bao bì, marketing, lãi vay,… Bạn yên tâm sử dụng sản phẩm từ một thương hiệu lớn thì bạn cũng phải chấp nhận chi trả cho các khoản nhà xưởng to lớn, hiện đại, lương bổng cho hàng chục ngàn nhân viên, marketing mạnh mẽ, người nổi tiếng, KOLs giới thiệu,… Các khoản chi phí đó rõ ràng đều phải tính vào giá bán cả.


Máy móc - Giấy bút


Ngành nào cũng vậy, chúng ta cần phương tiện để thể hiện và tạo nên sản phẩm. Đối với các bức vẽ thì đó có thể là tờ giấy vẽ cao cấp, cây cọ vẽ hàng hiệu hoặc chỉ là tờ giấy thông thường kèm cây cọ vẽ mua ngoài tạp hoá, và thậm chí là chiếc máy in tiền tỷ có thể in hàng ngàn bức vẽ 1 giờ. Đối với formulator thì phương tiện là cái máy khuấy đũa, máy đồng hoá, máy đo pH, cân điện tử,… Nó cũng có loại dành cho phòng thí nghiệm làm ra vài chục sản phẩm một lần, cũng có loại dành cho nhà xưởng lớn sản xuất hàng ngàn sản phẩm một lần. Giá cả chất lượng thượng vàng hạ cám có đủ. Đối với riêng Vy thì Vy trân trọng từng đứa con tinh thần của mình, trân trọng chất xám của mình, nên có thể tiết kiệm ở đâu, chứ đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu của M’ thì không bao giờ, thậm chí toàn dùng những loại tốt hơn cả yêu cầu.



Bảo quản


Những tác phẩm nghệ thuật cần được bảo quản đúng cách để lưu giữ thành quả của tác giả, một tác phẩm đẹp mà không được bảo quản tốt là một sự lãng phí đáng tiếc. Đối với mỹ phẩm, điều này còn quan trọng hơn, một công thức được thiết kế hiệu quả đến mấy mà hệ thống bảo quản không đảm bảo thì không những khiến hiệu quả đó mất đi mà còn có thể gây hại cho người sử dụng. Một formulator mà không hiểu được sự quan trọng của bảo quản cũng như có kiến thức vững trong lĩnh vực bảo quản thì tốt nhất không nên hành nghề.


Người dùng - Người xem


Yếu tố tưởng chừng không liên quan đến hoạ sĩ/formulator lại là yếu tố quan trọng nhất đến thành công của họ. Một bức tranh đẹp chỉ được công nhận khi người xem hiểu được nó, hay đơn giản là thấy nó đẹp. Có không ít hoạ sĩ tài ba, ở mức độ huyền thoại chỉ nổi tiếng khi họ đã qua đời. Bởi thời điểm của họ, người xem không nhận ra được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Chắc hẳn không ít bạn đã từng thốt lên không hiểu bức tranh abc, xyz,… đẹp chỗ nào mà được rao bán giá hàng chục, hàng trăm triệu USD đúng không. Để thưởng thức được cái đẹp, chúng ta cũng cần phải có kiến thức, có hiểu biết để biết cái tinh tuý nó ở đâu, nó thoả mãn mình được bằng cái gì, và có goût để lựa chọn cho mình những tác phẩm phù hợp. Và mỹ phẩm lại một lần nữa, không khác gì. Không chỉ đơn giản là bạn mua một món mỹ phẩm đắt tiền về và dùng nó rồi Bùm! Bạn có làn da đẹp. Trước hết, bạn cần hiểu làn da của mình, biết mình cần gì. Biết mình cần gì rồi thì phải có kiến thức để xem sản phẩm nào là phù hợp với nhu cầu đó của mình. Biết sản phẩm như thế nào là phù hợp rồi thì cần biết trong những sản phẩm đó, loại nào là tốt nhất, hoặc là phù hợp với túi tiền của mình nhất.



Vy hiểu điều này cũng như tầm quan trọng của nó, đó là lý do các bài viết về da, về mỹ phẩm, về M’ của Vy luôn dài, đó chính là để mọi người có thể hiểu rõ bản chất, có đầy đủ kiến thức để đưa ra đánh giá và chọn lựa một cách thông minh. Rõ ràng M’Lalin không phải là một thương hiệu thần thánh để ai dùng cũng phù hợp, ai dùng cũng đẹp lên. Cả M’ và cả bạn đều cần ngồi lại với nhau, trao đổi với nhau để tìm ra phương án phù hợp nhất. Cho nên bạn đừng thấy lạ lẫm khi Vy viết bài thì dài, nhiều kiến thức, rồi đến khi vào M’ gặp nhân viên tư vấn lại được hỏi han rất kỹ càng, thậm chí còn không cho mua hàng khi chưa phù hợp.


Một lần nữa, đó chính là sự trân trọng, trân trọng bạn, trân trọng từng khách hàng, và trân trọng chính bản thân, chất xám, đam mê, công sức của Vy!


Nói một cách nghệ sĩ nhất, thì một ngày kia nếu Vy có ra đi rồi M’ mới được xã hội và thế giới công nhận, giống như Vincent Vangogh mất rồi các bức hoạ mới vang rền thế giới, thì Vy vẫn hài lòng vô cùng chẳng có gì tiếc nuối oán than. Vy đã sẵn sàng cống hiến tận lực bản thân cho Nghệ thuật Formulator cho tới hơi thở cuối cùng, mà một người nghệ sĩ, chỉ cần sống hết mình vì nghệ thuật đã là niềm hạnh phúc vô biên!


Rốt cuộc thì ta cũng trở về với Nguồn, một cái thân cây tẻ ra nhiều nhánh, để hồn đi hoang."

20 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page